Đắc Chí
Human Rights Watch (HRW) là một tổ chức
phi chính phủ do Mỹ đứng sau “bảo kê”, dán mác “theo dõi nhân quyền trên thế giới”.
Bản chất là thông qua nó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thậm
chí, nó còn là công cụ để thực hiện lật đổ các chế độ khác với Mỹ. Chính vì thế,
HRW liên tục bị các nước phản đối, thậm chí cấm cửa.
Với Việt Nam, HRW thường xuyên có những
hoạt động chọc ngoáy, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhà nước. Thực
tế, HRW vẫn thường cổ xúy và “hà hơi tiếp sức” cho hầu hết những kẻ chống phá
chính quyền mà họ vẫn thường gọi là các cá nhân “đấu tranh cho nhân quyền”.
Trong bản Phúc trình toàn cầu thường
niên lần thứ 28 mà HRW mới công bố hôm 18/01/2018 vừa qua, phần viết về Việt Nam, bản
chất vẫn không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “các
nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, blogger bị bạo hành, bắt giữ và kết án với
những mức án nặng nề chỉ vì họ đã thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham
gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền
phê chuẩn, hoặc tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị đảng cầm quyền
cho là một mối nguy đối với quyền lực độc tôn của mình.”
Có thể thấy rõ, HRW chỉ dựa vào khái niệm
“nhân quyền” một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, Internet,
quyền lập hội và hội họp hòa bình…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng,
quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các cơ
quan tổ chức quốc gia.
HRW cũng cố tình không hiểu rằng, nhiều
quyền, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, hội họp… (trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, 1966) đều
bị hạn chế nhất định.
Điều 19 quy định về quyền tự do ngôn luận,
viết: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2… kèm theo những nghĩa vụ
và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định,…
để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc
trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Những quyền trên trong Hiến pháp 2013
cũng quy định như vậy: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng.” (Điều 14)
Những trường hợp lợi dụng quyền tự do
ngôn luận, báo chí, Intenet bị cơ quan chức năng bắt giữ, xét xử cầm tù mà phúc
trình, HRW đưa ra như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Kim Khánh, Nguyễn
Văn Hóa… đã vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là vi phạm an ninh quốc gia hoặc
trật tự công cộng.
Có thể kể đến như trường hợp của Trần Thị
Nga, người mới đây đã bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 9 năm tù giam về tội
“Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88
BLHS.
Theo cáo trạng: "Trong khoảng thời gian từ
năm 2014 đến tháng 1/2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook
cá nhân và trang Youtube, làm ra, tàng trữ, sử dụng trang mạng xã hội đăng tải
13 video Clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý,
truyền bá những tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong
nhân dân... nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Ngoài ra Trần Thị Nga còn trả lời phỏng
vấn các đài, báo phản động ngoài nước để cung cấp những thông tin, tình hình
sai lệch về hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, về lãnh đạo Đảng,
Nhà nước; viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021."
Có một thực tế không thể chối cãi là: Tôn
trọng và bảo đảm quyền con người là quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán
của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện trong những
thành quả to lớn trên thực tế từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa.
Đáng tiếc, cái việc người dân Việt
Nam quan tâm thì HRW lại cố tình lảng tránh, không thể hiện được mục đích,
tôn chỉ và vai trò bảo vệ nhân quyền quốc tế như họ thường rêu rao. Trái lại,
cái mà Nhà nước Việt Nam đang cố công, gắng sức để bảo vệ nhân quyền cho đại đa
số người dân thì HRW lại giở trò đạo đức giả, kèm theo những lời đe dọa núp
bóng những điều cao cả.
Rõ ràng, hành động, việc làm của HRW đã bất chấp luật pháp quốc tế thực hiện mưu hòng gây bất ổn ở Việt Nam, một đất nước độc lập, chủ quyền là không thể chấp nhận được./.
Nhân quyền của Việt nam thế nào, chưa đến lượt mấy cái tổ chức vớ vẩn của quốc tế đứng ra phán xét. Nếu muốn đánh giá một cách khách quan thì hãy đến Việt nam sống rồi sau đó hãy đưa ra nhận xét
Trả lờiXóaCó thể thấy, HRW chẳng qua chỉ là mượn cái lốt "dân chủ, nhân quyền" để phá hoại xu hướng phát triển tiến bộ của các quốc gia luôn giữ vững độc lập và tự chủ, tự chọn con đường phát triển của mình, trong đó có Việt Nam.
Trả lờiXóaThật không thể chấp nhận được cho tổ chức HRW khi có những đánh giá phiến diện, xuyên tạc về tự do nhân quyền ở nước ta như vậy được. Những thông tin trong báo cáo “Phúc trình toàn cầu 2018” của Tổ chức theo dõi nhân quyền HRM về tình hình nhân quyền ở Việt Nam là bịa đặt, sai sự thật, thiếu căn cứ và hoàn toàn vô giá trị.
Trả lờiXóaNhững đánh giá của HRW cho rằng: "Việt Nam đã gia tăng đáng kể việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền trong năm 2017” là thiếu chính xác, phiến diện. Bởi lẽ HRW có những đánh giá như vậy là từ những nguồn tin thiếu chính xác và chủ yếu từ các tổ chức phản động, các đối tượng núp dưới bóng dân, dân quyền chủ ở trong nước.
Trả lờiXóaHuman Rights Watch (HRW) là một tổ chức phi chính phủ do Mỹ đứng sau “bảo kê”, dán mác “theo dõi nhân quyền trên thế giới”. Bản chất là thông qua nó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thậm chí, nó còn là công cụ để thực hiện lật đổ các chế độ khác với Mỹ. Chính vì thế, HRW liên tục bị các nước phản đối, thậm chí cấm cửa.
Trả lờiXóaloại này cấm cửa cả ở việt nam
Chắc không còn ai lạ lẫm gì với Human Rights Watch (HRW), thực chất đây là một tổ chức phi chính phủ do Mỹ đứng sau “bảo kê”, dán mác “theo dõi nhân quyền trên thế giới”. Bản chất là thông qua nó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thậm chí, nó còn là công cụ để thực hiện lật đổ các chế độ khác với Mỹ. Chính vì thế, HRW liên tục bị các nước phản đối, thậm chí cấm cửa. Việt nam cũng không hoan nghênh HRW.
Trả lờiXóaCó một thực tế không thể chối cãi là: Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện trong những thành quả to lớn trên thực tế từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Trả lờiXóaHRW chuyên đi xuyên tạc, bịa đặt sai sự thật. Thử hỏi có đất nước nào trên thế giới mà quyền con người, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo được bảo đảm như ở Việt Nam. Việt Nam luôn đảm bảo các quyền trên được thực thi toàn diện nhất, trong khuôn khổ Hiến Pháp và Pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự của đất nước.
Trả lờiXóaCó thể thấy rõ, HRW chỉ dựa vào khái niệm “nhân quyền” một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, Internet, quyền lập hội và hội họp hòa bình…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng, quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các cơ quan tổ chức quốc gia.
Trả lờiXóaCũng chỉ là một tổ chức đội nốt nhân quyền nhưng đứng dưới sự chỉ đạo của mỹ để chống phá, xuyên tạc tình hình dân chủ của Việt nam. Một tổ chức sống dựa vào đồng tiền không hơn không kém, vì vậy không có tư cách gì để phán xét Việt nam cả.
Trả lờiXóaTôn trọng và bảo đảm quyền con người là quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện trong những thành quả to lớn trên thực tế từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên nhân dân Việt Nam không bao giờ khoan nhượng với những kẻ chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam
Trả lờiXóaKệ thằng hrw đi, bản thân nó đưa tin không chính xác thì cũng đồng nghĩa với việc bán rẻ đi uy tín của bản thân mình rồi, mình sống cho đất nước mình chứ nhìn vào nhận xét của mấy cái tổ chức này thì biết lúc nào cho vừa ý chúng
Trả lờiXóa